Breaking News
Loading...

Tìm kiếm bài viết nhanh nhất ở đây


Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Info Post
(- Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là đề cao nghề nông, đề cao sự tôn thờ Trời Đất và tổ tiên. Ông cha ta đã xây dựng phong tục tập quán của dân tộc từ những điều giản dị nhưng thiêng liêng và giàu ý nghĩa.

- Quang cảnh ngày Tết nhân dân ta làm hai loại bánh này còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại câu chuyện Bánh chưng, bánh giầy trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam.)

Câu 6. Đọc truyện này, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

(Tùy theo ý thích của từng em, tuy nhiên phải giải thích hợp tình hợp lí. Ví dụ:

- Chi tiết Lang Liêu nằm mộng thấy thần khuyên rằng: Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo... Đây là chi tiết kì ảo làm tăng sức hấp dẫn cho truyện. Trong các con của vua Hùng, chỉ có Lang Liêu mới được thần giúp đỡ vì chàng là người lao động. Chi tiết này còn nêu bật giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sống bằng nghề nông; đồng thời nó cũng thể hiện thái độ trân trọng sản phẩm do con người làm ra.

- Chi tiết lời nói của vua Hùng về hai loại bánh:

Bánh hình tròn là tượng Trời ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên vương chứng giám.

Nhận xét của vua Hùng về bánh chưng, bánh giầy cũng chính là ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của nhân dân ta về hai loại bánh này nói riêng và về phong tục làm hai loại bánh này vào ngày Tết nói chung.)


Tapchivanhoc giúp bạn học tập thư giản bằng photo, thời trang, trong cuộc sống ,game,mua sắm điện thoại máy ảnh điện tử và du hoc

.