Breaking News
Loading...

Tìm kiếm bài viết nhanh nhất ở đây


Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Info Post
+ Không thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh vì điều đó không phản ánh được khát vọng và sức mạnh của con người trong công cuộc đấu tranh với thiên nhiên.

+ Cũng không thể xóa bỏ sự việc hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh —> Vì điều đó nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm.

2. Nhân vật trong văn tự sự

Câu a

Nhân vật trong văn tự sự vừa là kẻ thực hiện các sự việc, vừa là kẻ được nói tới nhiều nhất (có thể biểu dương hoặc lên án).

+ Tên các nhân vật tự sự trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”: Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh.

+ Nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất là Sơn Tinh, Thủy Tinh.

+ Nhân vật phụ là vua Hùng, và Mị Nương, nhân vật phụ cũng cần thiết, ta không thể bỏ được, nhân vật phụ giúp cho nhân vật chính hoạt động.

Câu b

Tính chất miêu tả cụ thể của nhân vật được thể hiện:

+ Tên gọi: Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh.

+ Lai lịch: Mị Nương con gái vua Hùng thứ 18. Sơn Tinh thần núi Tản, Thủy Tinh thần nước thẳm.

+ Tính tình: Mị Nương nết na hiền dịu.

+ Tài năng: Sơn Tinh dời núi, nổi cồn, Thủy Tinh tài hô mưa gọi gió.

+ Việc làm, hành động, ý nghĩa, lời nói:

- Việc làm

- Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông... vẫy tay về phía tây.

- Thủy Tinh: gọi gió, hô mưa.

- Hành động

- Thủy Tinh: Đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão...

- Sơn Tinh: Dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi dựng thành lũy đất.

- Ý nghĩ

Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai.

- Lời nói

- Sơn Tinh, Thủy Tinh: Hai chàng tâu hô đồ sính lễ sắm những gì

- Vua Hùng: Vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp...”

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1a) Xem phần bài học

1b) Tóm tắt truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” theo sự việc gắn với các nhân vật chính.

Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho công chúa Mị Nương xinh đẹp. Cùng một lúc có Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn. Cả hai đều tài giỏi, phân vân không biết chọn ai, vua ra điều kiện: Ai đem sính lễ đến trước vào ngày hôm sau sẽ được lấy Mị Nương. Sơn Tinh đến trước được rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau đùng đùng nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng thất bại đành rút lui.

Từ đấy hàng năm, không quên mối oán hận, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.

1c) Tại sao truyện lại gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh? Nếu đối bằng các tên sau có được không?

+ Lý do đặt tên chuyện là “Sơn Tinh, Thủy Tinh” vì: Đây là hai đối tượng được nói đến nhiều nhất, giữ vai trò hoạt động chủ yếu trong diễn biến của cốt truyện => Nhân vật chính của câu chuyện, chọn tên nhân vật để đặt cho tiêu đề tác phẩm là hợp lí.

+ Nếu ta thay thế bằng các tựa đề:

a) Vua Hùng kén rể.

b) Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh.

c) Bài ca chiến công của Sơn Tinh.

=> Các tựa trên thiếu tính khái quát toàn diện nội dung tác phẩm (a) và (c), còn tiêu đề (b) dài dòng không cần thiết.

Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Tapchivanhoc giúp bạn học tập thư giản bằng photo, thời trang, trong cuộc sống ,game,mua sắm điện thoại máy ảnh điện tử và du hoc

.