Breaking News
Loading...

Tìm kiếm bài viết nhanh nhất ở đây


Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Info Post
Câu 2. Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lởm vào chỗ trống trong những câu dưới đây sao cho phù hợp.

- học tập: rèn luyện để có hiểu biết và có kĩ năng.

- học lởm: nghe thấy người ta làm rồi làm theo, thứ không ai trực tiếp dạy bảo.

- học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập.

- học hành: học văn hóa, có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).

Câu 3. Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống cho phù hợp.

- Trung bình: ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.

- Trung gian: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa các bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật.

- Trung niên: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.

Câu 4. Giải thích các từ sau theo những cách đã biết

Hướng dẫn

- Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, để lấy nước.

- Rung rinh: chuyển động qua lại nhẹ nhàng liên tiếp.

- Hèn nhát: thiếu can đảm đến mức đáng khinh.

Câu 5. Đọc truyện sau đây và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không?

+ Muốn biết cách giải thích nghĩa từ mất của bạn Nụ có đúng hay không, ta phải tìm hiểu từ mất có những nét nghĩa nào.

+ Theo giải thích của “Từ điển tiếng Việt” từ mất có những nghĩa sau:

- mất: không có, không thấy, không tồn tại (tạm thời hay vĩnh viễn) nữa.

- mất: không còn thuộc về mình nữa.

- mất: không có ở mình nữa (mất sức, mất niềm tin).

- mất: dùng hết bao nhiêu thời gian, công sức hoặc tiền bạc vào việc gì (tiền ăn mỗi ngày mất mấy chục).

- mất: không còn sống nữa (Bố mẹ mất sớm).

+ Như vậy cách giải thích từ mất như nhân vật Nụ là không chính xác: “Biết nó ở đâu rồi thì không gọi là mất”.

http://www.tapchivanhoc.net/
Tapchivanhoc giúp bạn học tập thư giản bằng photo, thời trang, trong cuộc sống ,game,mua sắm điện thoại máy ảnh điện tử và du hoc

.